Vi bằng là gì và tại sao lại phải mua bán nhà đất thông qua thừa phát lại ?
Vi bằng là khái niệm xuất hiện trở lại từ khi Chính phủ cho TP.HCM được thí điểm tổ chức hình thức văn phòng thừa phát lại từ vài năm nay. Khoản 2 Điều 2 Nghị định số 61/2009/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thực hiện thí điểm tại thành phố Hồ Chí Minh quy định thì “Vi bằng là văn bản do Thừa phát lại lập, ghi nhận sự kiện, hành vi được dùng làm chứng cứ trong xét xử và trong các quan hệ pháp lý khác”. Vi bằng được dùng làm nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ án và là căn cứ để thực hiện các giao dịch hợp pháp theo quy định của pháp luật. Nói một cách dễ hiểu hơn thì vi bằng là một tài liệu bằng văn bản có hình ảnh, video, âm thanh kèm theo (nếu cần thiết). Trong tài liệu đó, Thừa phát lại sẽ mô tả, ghi nhận lại hành vi, sự kiện lập vi bằng mà đích thân Thừa phát lại chứng kiến một cách trung thực, khách quan. Tài liệu này có giá trị chứng cứ trước Tòa án nếu các bên có phát sinh tranh chấp liên quan đến sự kiện, hành vi lập vi bằng . Nếu như ở hoạt động công chứng, công chứng viên đưa ra xác nhận về tính xác thực, hợp pháp của các văn kiện giấy tờ, các hợp đồng dân sự; còn ở hoạt động lập vi bằng, thừa phát lại không đưa ra nhận định đúng, sai mà chỉ ghi nhận lại trung thực, khách quan sự kiện, hành vi xảy ra do mình chứng kiến.
Hiện nay việc mua bán nhà qua thừa phát lại khá phổ biến . Theo quy định tại Luật Đất đai 2013, khi thực hiện các giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất, hai bên sẽ phải công chứng hoặc chứng thực hợp đồng, giao dịch. Theo quy định tại Khoản 1 Điều 188 Luật đất đai 2013 về điều kiện thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất thì:
“Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:
a) Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;
b) Đất không có tranh chấp;
c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
d) Trong thời hạn sử dụng đất.”
Trên thực tế rất nhiều ngôi nhà không đủ tiêu chí để thực hiện các quyền chuyển đổi , chuyển nhượng theo quy định tại điều 188 Luật đất đai 2013 nêu trên. Lẽ dĩ nhiên những ngôi nhà này khi bán sẽ không văn phòng công chứng nào nhận làm thủ tục công chứng nhưng người bán vẫn muốn bán và người mua biết rủi ro vẫn muốn mua thì hai bên sẽ thực hiện thủ tục mua bán nhà thông qua thừa phát lại để có chứng cứ giải quyết trước Tòa khi có tranh chấp xảy ra. Việc mua bán nhà thông qua thừa phát lại giúp cho các bên giảm thiểu được rủi ro rất nhiều so với việc chỉ viết tay thông qua một hợp đồng đơn giản .
Thủ tục mua bán nhà thông qua thừa phát lại được thực hiện như thế nào ?
Khi có nhu cầu mua bán nhà qua thừa phát lại người bán và người mua sẽ đến văn phòng thừa phát lại để yêu cầu lập vi bằng .Thừa phát lại (hoặc Thư ký nghiệp vụ) có thể tiếp nhận nhu cầu của khách hàng nhưng Thừa phát lại phải chịu trách nhiệm về vi bằng do mình thực hiện. Bên mua đất hoặc bên bán đất sẽ điền vào Phiếu yêu cầu lập vi bằng. Văn phòng thừa phát lại sẽ kiểm tra tính hợp pháp của yêu cầu lập vi bằng.
Bước 1: Thỏa thuận lập vi bằng
Hai bên sẽ kí vào phiếu thỏa thuận lập vi bằng, phiếu đảm bảo cho các nội dung như: nội dung cần lập vi bằng, thời gian, địa điểm lập vi bằng, chi phí lập vi bằng…Chi phí lập vi bằng hai bên mua bán đất có thể tự thỏa thuận với nhau về ai sẽ nộp chi phí lập vi bằng cho Thừa phát lại. Phiếu lập vi bằng sẽ được thành lập thành 02 bản, mỗi bên giữ 1 bản.
Bước 2: Tiến hành lập vi bằng
Thừa phát lại có quyền yêu cầu người làm chứng chứng kiến việc lập vi bằng nếu thấy cần thiết. Thừa phát lại sẽ ghi nhận sự kiện mà mình chứng kiến một cách khách quan, trung thực.
Hai bên sẽ lập vi bằng mua bán đất tại văn phòng thừa phát lại, trước mặt thừa phát lại. Thừa phát lại sẽ ghi nhận lại sự kiện, hành vi hai bên (ví dụ như: trao – nhận tiền,…). Thừa phát lại sẽ kiểm tra những giấy tờ chứng minh nhân thân của hai bên mua bán đất như: chứng minh thư nhân dân, căn cước công dân, sổ hộ khẩu,….Hai bên mua bán sẽ tiến hành kí vào vi bằng theo yêu cầu của thừa phát lại.Vi bằng được đóng số theo thứ tự thời gian, ghi vào sổ theo dõi vi bằng và được lập thành 03 bản chính. 01 bản giao người yêu cầu; 01 bản gửi Sở Tư pháp trực thuộc để đăng ký trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày lập vi bằng; 01 bản lưu trữ tại văn phòng Thừa phát lại theo quy định của pháp luật về chế độ lưu trữ đối với văn bản công chứng
Bước 3: Thanh lý thỏa thuận lập vi bằng
Trước khi giao vi bằng, thừa phát lại (hoặc thư ký nghiệp vụ) đề nghị khách hàng ký vào sổ bàn giao vi bằng và thanh lý thỏa thuận lập vi bằng. Thừa phát lại giao lại cho khách hàng một bản chính của vi bằng.
Trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được vi bằng, Sở Tư pháp phải vào sổ đăng ký vi bằng Thừa phát lại. Sở Tư pháp có quyền từ chối đăng ký nếu phát hiện thấy việc lập vi bằng không đúng thẩm quyền, không thuộc phạm vi lập vi bằng theo quy định tại Điều 25 của Nghị định này; vi bằng không được gửi đúng thời hạn để đăng ký theo quy định tại khoản 4, Điều 26 của Nghị định này. Việc từ chối phải được thông báo ngay bằng văn bản cho Văn phòng Thừa phát lại và người yêu cầu lập vi bằng trong đó nêu rõ lý do từ chối đăng ký.
Vi bằng chỉ được coi là hợp lệ khi được đăng ký tại Sở Tư pháp.
Trong quá trình năm năm phát triển, Văn phòng Thừa phát lại thành phố Hà Nội đã lập rất nhiều Vi bằng ghi nhận các nội dung, thoả thuận, cam kết để đảm bảo cho các giao dịch của khách hàng được thực thi sau:
VI BẰNG GHI NHẬN CÁC VỤ VIỆC DÂN SỰ:
Ghi nhận sự thoả thuận giữa các bên trong các thoả thuận, cam kết sau:
– Vi bằng về Hợp đồng thuê nhà.
– Vi bằng về việc bổ sung quyền và nghĩa vụ trong Hợp đồng thuê nhà.
– Vi bằng về Hợp đồng đặt cọc cho việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
– Vi bằng về Hợp đồng đặt cọc cho việc mua bán căn hộ chung cư.
– Vi bằng về Hợp đồng đặt cọc cho việc thoả thuận mua bán xe ô tô.
– Vi bằng về Hợp đồng vay mượn tiền.
– Vi bằng về Hợp đồng hợp tác đầu tư.
– Vi bằng thoả thuận phân chia tài sản.
– Vi bằng về việc phân chia quyền sử dụng đất.
– Vi bằng về việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất
– Vi bằng về việc hai bên mua bán nhà bằng giấy tay.
– Vi bằng về việc đứng tên dùm tài sản cho công ty.
– Vi bằng về việc giao tiền cho người khác mua dùm nhà, đất.
– Vi bằng về việc đứng tên dùm trên Giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất, Quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất.
– Vi bằng về việc phân chia tài sản sau ly hôn.
– Vi bằng xác nhận tài sản riêng của vợ/ chồng trong thời kỳ hôn nhân
– Vi bằng về việc phân chia tài sản trong thời kì hôn nhân.
– Vi bằng về việc họp gia đình tặng cho nhà.
– Vi bằng về việc các bên thoả thuận góp vốn hợp tác kinh doanh.
– Vi bằng về việc các bên thoả thuận giao tài sản để đảm bảo thực hiện Hợp đồng thương mại.
VI BẰNG GHI NHẬN HIỆN TRẠNG:
– Vi bằng ghi nhận thoả thuận nuôi con.
– Vi bằng về hiện trạng các phòng làm việc của công ty.
– Vi bằng về việc nghiêng lún của căn nhà.
– Vi bằng xác nhận hiện trạng phần không gian xung quanh nhà.
– Vi bằng ghi nhận hiện trạng tường giáp ranh giữa hai nhà đang tranh chấp
– Vi bằng về việc giao nhận tài sản bảo đảm để thay thế nghĩa vụ trả nợ.
– Vi bằng về việc thu hồi lại nhà cho thuê.
– Vi bằng hiện trạng căn nhà, tài sản hiện có trong nhà.
– Vi bằng ghi nhận việc tiến hành kiểm tra, đo lấy mẫu âm thanh.
– Vi bằng ghi nhận hiện trạng thiết bị điện.
– Vi bằng ghi nhận về việc các gian hàng bán ẩm thực.
– Vi bằng về việc họp Hội đồng cổ đông.
– Vi bằng việc giao nhận tiền
GHI BẰNG GHI NHẬN VIỆC GIAO THÔNG BÁO:
– Vi bằng về việc giao thông báo triệu tập cuộc họp.
– Vi bằng việc giao thông báo đòi nợ.
– Vi bằng việc giao thông yêu cầu thanh toán tiền thuê nhà và thanh lý Hợp đồng thuê nhà trước thời hạn.
– Vi bằng ghi nhận việc gửi thông báo lấy lại nhà.
– Vi bằng gửi thông báo đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà.
Văn phòng Thừa phát lại hỗ trợ bạn trong việc lập vi bằng.
– Chất lượng thừa phát lại luôn được đảm bảo;
– Chính sách tư vấn pháp luật hậu mãi sau lập vi bằng uy tín và hấp dẫn;
– Đội ngũ thừa phát lại hỗ trợ rộng khắp Việt Nam với 9 văn phòng và chi nhánh trên cả nước:
Thừa Phát Lại thành phố Hà Nội tập hợp những Thừa phát lại là những chuyên gia đầu ngành đã từng làm việc trong cơ quan Pháp luật, Tòa án nên sẽ là người để các bạn đặt lòng tin khi giao dịch nhờ đến chúng tôi.
Văn phòng Thừa phát lại hỗ trợ bạn trong việc lập vi bằng.
– Chất lượng thừa phát lại luôn được đảm bảo;
– Chính sách tư vấn pháp luật hậu mãi sau lập vi bằng uy tín và hấp dẫn;
– Đội ngũ thừa phát lại hỗ trợ rộng khắp Việt Nam với 9 văn phòng và chi nhánh trên cả nước:
Hoặc chúng tôi đến địa chỉ khách hàng yêu cầu để lập vi bằng, khách hàng không phải đi lại, không phải chờ đợi.
Văn phòng Thừa phát lại Thành phố Hà Nội: Số 8, Dãy A Trung Yên, phường Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Tp. Hà Nội – Số Hotline hỗ trợ: 0339.046.468
Văn phòng số 2 tại Hà Nội: số 6 Phan Kế Bính, Ba Đình, Hà Nội. Số Hotline hỗ trợ: 0339.046.468
Văn phòng số 03 tại Hà Nội: số 01-09 Khu biệt thự Vilacera, Đại Mỗ, Hà Đông, Hà Nội – Số Hotline hỗ trợ: 0339.046.468
Văn Phòng Hồ Chí Minh: 41 Nguyễn Văn Bá, Phường Bình Thọ, Quận Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh. Số Hotline Hỗ Trợ: 0924.123.698
Chi Nhánh Tỉnh Vĩnh Phúc: Tổ 15, Phường Hùng Vương, Thị Xã Phúc Yên, Tỉnh Vĩnh Phúc.
Chi Nhánh Tỉnh Bắc Ninh: Số Nhà 42 Lê Văn Thịnh, Phường Suối Hoa, Thành Phố Bắc Ninh, Tỉnh Bắc Ninh. Hotline: 0339.046.468
Chi Nhánh Tỉnh Bình Dương: Số 22 – Tổ 27B KP Đông Chiêu, TX Dĩ An, Bình Dương
Chi Nhánh Tỉnh Đồng Nai: Số 32, Khu B, KP 1, Phường Long Bình Tân, Thành Phố Biên Hoà, Đồng Nai
Văn Phòng Tại Quảng Ninh: Số 202 Đường Trần Phú, Phường Cẩm Thủy, Thành Phố Cẩm Phả, Tỉnh Quảng Ninh
Văn Phòng Hồ Chí Minh: 41 Nguyễn Văn Bá, Phường Bình Thọ, Quận Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh. Số Hotline Hỗ Trợ: 0339.046.468
Thừa Phát Lại Tư Vấn, Hỗ Trợ Trực Tuyến 24/7, Gọi Số: 0339.046.468